Bài mới

Bồn chứa hóa chất

Bồn chứa hóa chất HCL

Bồn xử lý hóa chất

Bồn composite

/ / / Bồn xử lý nước thải

Share This
Bồn composite, bồn FRP xử lý nước thải hay còn gọi là bồn xử lý nước thải được thiết kế và chế tạo với nhiều dạng khác nhau và có các phụ kiện đi kèm như ống trung tâm, máng răng cưa, thích hợp cho từng công trường và vị trí lắp đặt. 

Bồn xử lý nước thải
Bồn xử lý nước thải
Bồn FRP, Bồn composite xử lý nước thải có ưu điểm là có thể để nổi trên mặt đất hay chôn ngầm dưới đất mà không sợ bị rỉ sét hay thấm nước.

Bồn xử lý nước thải bằng thép bọc composite bên trong nhằm kháng ăn mòn của hóa chất và bọc composite (FRP) bên ngoài nhằm chống rỉ sét

Các dạng bồn xử lý nước thải do Hoa Đăng sản xuất:

Bồn xử lý nước thải dạng tròn
Bồn xử lý nước thải dạng bồn chóp nón 
Bồn xử lý nước thải dạng bồn trung tâm
Bồn xử lý nước thải dạng bồn trao đổi ion
Bồn xử lý nước thải dạng bồn lắng
Bồn xử lý nước thải dạng hình hộp...

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tốt nhất hiện nay:

A/ Phương pháp xử lý cơ học:

Phương pháp này thường là giai đoạn sơ bộ, ít khi là giai đoạn kết thúc quá trình xử lý nước thải sản xuất. Phương pháp này chúng ta hay dùng để loại các tạp chất không tan (còn gọi là tạp chất cơ học) trong nước. Các tạp chất này có thể ở dạng vô cơ hay hữu cơ. Các phương pháp cơ học thường dùng là:

1. Xử lý nước thải dùng song chắn rác hoặc lưới chắn rác

Loại bỏ tất cả các tạp chất có thể gây sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Trong xử lý nước thải đô thị người ta dùng song chắn để lọc nước và dùng máy nghiền nhỏ các vật bị giữ lại, còn trong xử lý nước thải công nghiệp người ta đặt thêm lưới chắn.

2. Bể điều hòa

Dùng để duy trì sự ổn định của dòng thải, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động của lưu lượng dòng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý nước. - Làm tăng hiệu quả của hệ thống sinh học do nó hạn chế hiện tượng quá tải của hệ thống về lưu lượng cũng như hàm lượng các chất hữu cơ, giảm được diện tích xây các bể sinh học (do được tính toán chính xác hơn). Hơn nữa các chất ức chế quá trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hòa ở mức độ thích hợp cho các hoạt động của vi sinh vật.
Chất lượng nước thải sau xử lý và việc cô đặc bùn ở đáy bể lắng thứ cấp được cải thiện do lưu lượng nạp chất rắn ổn định.
Diện tích bề mặt cần cho hệ thống lọc nước giảm xuống và hiệu suất lọc được cải thiện, chu kỳ làm sạch bề mặt các thiết bị lọc cũng ổn định hơn

3. Bể lắng cát

Trong xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước thải. Theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát , bể lắng sơ cấp, bể lắng thứ cấp.


Bể lắng sơ cấp: đặt trước công trình xử lý sinh học dùng để gữi lại các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào các bể xử lý sinh học và loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng bé hơn tỉ trọng nước). Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại bỏ 50 -70% chất rắn lơ lửng, 25 - 40% BOD của nước thải.
Bể lắng thứ cấp: đặt sau công trình xử lý sinh học.

4. Lọc

Được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải mà các bể lắng không thể loại chúng được, là quá trình tách các hạt rắn ra khỏi pha lỏng hoặc pha khí bằng cách cho dòng khí hoặc lỏng có chứa hạt chất rắn chảy qua lớp ngăn xốp, các hạt rắn sẽ bị gữi lại. Lọc có thể xảy ra dưới tác dụng của áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng hoặc áp suất cao trước vách ngăn hay áp suất thấp sau vách ngăn

5. Đông tụ và keo tụ

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Khi đó, để tách các hạt rắn này, cần tăng kích thước trên cơ sở đó sẽ tăng vận tốc lắng bằng cách thực hiện đông tụ và keo tu. Đông tụ là quá trình trung hòa điện tịch Còn keo tụ là quá trình tạo bông hay tạo thành hạt lớn từ những hạt nhỏ

B/ Phương pháp hóa học và lý học

Đây là phương pháp dùng để thu hồi các chất quí, khử các chất độc hoặc các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hóa sau này. Các phương pháp lý học và hóa học thường dùng là: oxy hóa, trung hòa, keo tụ (đông tụ), tuyển nổi… Thông thường đi đôi với trung hòa có kèm theo quá trình keo tụ và nhiều hiện tượng vật lý khác.

C/ Phương pháp sinh hóa:

Phương pháp này thường để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng sống của vi sinh vật. Chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như carbon, nitơ, phốt pho, kali…Trong quá trình dinh dưỡng các vi sinh vật sẽ nhận các chất để xây dựng tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối của nó tăng lên.

Nguồn Composite.vn

Bạn đang cần thông tin tư vấn về các dịch vụ, sản phẩm bồn composite. 
Vui lòng liên hệ: CÔNG TY TNHH HOA ĐĂNG COMPOSITE 
Địa chỉ: 22 đường 15, KP. Gò Công, P. Long Thạnh Mỹ, Q.9 - TP.HCM
Điện Thoại: (08) 6280 5598 - (08) 6274 9835
Hotline: 0918 644 259 - Mr. Ly
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Bạn có câu hỏi, ý kiến thắc mắc, bình luận,.. Vui lòng để lại tin nhắn bên dưới.